(1) Mức chế tài này giảm hơn nhiều so với BLHS năm 1999 (các Điều 17 và 52). (2) Tội phạm trong lĩnh vực chứng khoán cũng là những tội phạm mới được bổ sung vào BLHS năm 1999 trong lần sửa đổi, bổ sung năm 2009, gồm có 03 tội danh (tội công bố thông tin sai lệc hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán - Điều 181a; tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán - Điều 181b; tội thao túng giá chứng khoán - Điều 181c). (3) Việc mở rộng khái niệm tội phạm về chức vụ cũng như khái niệm người có chức vụ để xử lý các hành vi tham nhũng trong lĩnh vực tư chỉ áp dụng đối với tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ và tội đưa hối lộ. (4) BLHS năm 2015 sử dụng thuật ngữ có tính khái quát cao như sau: “ các tội xâm phạm hoạt động tư pháp là những hành vi xâm phạm sự đúng đắn của hoạt động tố tụng và thi hành án ”. Hoạt động tố tụng là quá trình (trình tự) giải quyết vụ án, vụ việc ở các lĩnh vực hình sự, dân sự, hành chính – lao động – kinh doanh thương mại… bao gồm toàn bộ hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, mọi công dân góp phần vào việc giải quyết vụ án, vụ việc theo quy định của pháp luật. (5) Sửa đổi, bổ sung tội làm sai lệch hồ sơ vụ án, vụ việc (Điều 375) theo hướng mở rộng chủ thể của tội này, theo đó, ngoài Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thâm phán, Hội thẩm, Thư ký Toà án, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự thì những người khác có thẩm quyền trong hoạt động tư pháp cũng có thể trở thành chủ thể của tội này vì họ có cơ hội tiếp xúc với hồ sơ vụ án, vụ việc. (6) Tội ra mệnh lệnh trái pháp luật là một tội danh mới được quy định trong BLHS năm 2015 và là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn ra mệnh lệnh trái pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng. |
Tác giả bài viết: Nguyễn Phương Thảo
Nguồn tin: Ban nội chính Trung ương
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn