Những sửa đổi quan trọng tại Chương XXIII các tội phạm về chức vụ trong BLHS 2015
Thứ năm - 21/12/2017 18:22
Để đáp ứng yêu cầu đấu tranh, phòng, chống tội phạm nói chung và tội phạm tham nhũng, chức vụ nói riêng, ngày 20/6/2017, Quốc hội khóa XIV, Kỳ họp thứ 3 đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2018, trong đó Chương XXIII các tội phạm về chức vụ đã có những sửa đổi, bổ sung quan trọng.
1. Những vấn đề lớn: giống như BLHS 1999 thì BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) tiếp tục dành 01 Chương riêng (Chương XXIII) quy định các tội phạm về chức vụ gồm 15 điều (từ điều 352 đến điều 366, riêng điều 352 quy định khái niệm tội phạm về chức vụ), cả 15 điều luật này đều được sửa đổi, bổ sung. Trong đó: mục A (các tội phạm về tham nhũng) gồm 07 điều từ điều 353 đến điều 359; mục B (các tội phạm khác về chức vụ) gồm 07 điều, từ điều 360 đến điều 366. Trong đó có một số thay đổi quan trọng đó là xuất phát từ thực tiễn đã xuất hiện và với mức độ ảnh hưởng ngày càng lớn của hành vi tham nhũng trong khu vực tư, đòi hỏi phải có các biện pháp pháp luật để xử lý vấn đề này; đồng thời, để bảo đảm cùng hành vi như nhau (xảy ra ở khu vực công hay khu vực tư) cùng được định tội danh thống nhất, không phân biệt. Cụ thể:
Thứ nhất, khái niệm tội phạm về chức vụ đã có sự điều chỉnh để bao hàm cả tội phạm về chức vụ trong khu vực tư. Theo đó, chủ thể của tội phạm không chỉ là người có chức vụ khi thực hiện công vụ (cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy nhà nước) mà còn bao gồm người có chức vụ trong khi thực hiện nhiệm vụ tại các doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước. Cụ thể, Điều 352 được sửa đổi, bổ sung như sau: “Điều 352. Khái niệm tội phạm về chức vụ 1. Các tội phạm về chức vụ là những hành vi xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức do người có chức vụ thực hiện trong khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ. 2. Người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một nhiệm vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ”.
Thứ hai, thực hiện “mở từng bước” sang khu vực tư, do đó BLHS chỉ mở sang khu vực tư đối với 04 tội: tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ, tội đưa hối lộ và tội môi giới hối lộ. Cụ thể: Khoản 6 Điều 353 (Tội tham ô tài sản) quy định: "Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà tham ô tài sản, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này”; Khoản 6 Điều 354 (Tội nhận hối lộ) quy định: "Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà tham ô tài sản, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này”; Khoản 6 Điều 364 (Tội đưa hối lộ) quy định: "Người nào đưa hoặc sẽ đưa hối lộ cho công chức nước ngoài, công chức của tổ chức quốc tế công, người có chức vụ trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước cũng bị xử lý theo quy định tại Điều này”; Khoản 7 Điều 365 (Tội môi giới hối lộ) quy định: "Người nào mà môi giới hối lộ trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước cũng bị xử lý theo quy định tại Điều này”.
2. Mở rộng nội hàm "của hối lộ”
Từ thực tiễn của Việt Nam thời gian qua, việc đưa hối lộ, nhận hối lộ, môi giới hối lộ đã không chỉ dừng lại ở tiền, tài sản, hiện vật hoặc các lợi ích vật chất khác trị giá được bằng tiền mà còn sử dụng các lợi ích tinh thần với nhiều hình thức khác nhau để đạt được mục đích hối lộ như: vị trí công tác, việc làm… Nhưng do BLHS năm 1999 chưa quy định các đối tượng này dẫn đến không xử lý được trên thực tiễn. Khắc phục những bất cập trên, BLHS 2015 (được sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã bổ sung “lợi ích phi vật chất” vào cấu thành cơ bản của 05 tội, gồm: + Tội nhận hối lộ (Điều 354) + Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi (Điều 358) + Tội đưa hối lộ (Điều 364). + Tội môi giới hối lộ (Điều 365) + Tội lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi (Điều 366).
3. Sửa đổi cấu thành cơ bản của tội nhận hối lộ và tội đưa hối lộ
* Điều 354. Tội nhận hối lộ: 1). Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận bất kỳ lợi ích nào sau đây cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm… * Điều 364. Tội đưa hối lộ 1. Người nào trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác bất kỳ lợi ích nào sau đây để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.. Như vậy, việc đưa tiền hối lộ cho chính người có chức vụ, quyền hạn hay có thể từ người khác đều cấu thành tội này. Đây là điểm sửa đổi quan trọng khắc phục những vướng mắc trong thời gian qua khi xử lý tội danh này.
4. Tăng mức định lượng về giá trị tiền, tài sản tham ô, chiếm đoạt, của hối lộ